Theo cấu tạo, động cơ 2 thì và 4 thì sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Tuỳ vào mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại động cơ thích hợp. Trước khi so sánh, bạn hãy đi sâu vào tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của từng loại nhé.
Nội dung bài viết (Click vào biểu tượng bên phải)
Tìm hiểu về động cơ 2 thì
2 kỳ là động cơ đốt trong, được chế tạo theo kiểu dùng piston đẩy để tạo ra năng lượng.
Cấu tạo của động cơ 2 thì
- Piston: Dùng để chuyển đổi năng lượng khi nhiên liệu được đốt cháy và giãn nở trong buồng đốt.
- Bugi: Bộ phận này sẽ đánh lửa để tạo tia lửa điện đốt cháy nhiên liệu.
- Trục khuỷu: Giúp cho piston chuyển đổi từ tịnh tiến sang chuyển động tròn.
- Thanh truyền: Có công dụng truyền dao động từ piston đến trục khuỷu.
- Bánh đà: Là bộ phận giúp lưu trữ năng lượng cho thiết bị.
- Cửa nạp: Đưa khí vào bên trong buồng đốt để thực hiện việc đốt cháy.
- Cửa xả: Có nhiệm vụ đưa khí thải ra bên ngoài.
Nguyên lý hoạt động của động cơ 2 thì
Chu trình sinh công của động cơ 2 kỳ gồm 2 chu kì nhỏ là nổ – xả và hút – nén:
- Trong kỳ đầu tạo công và nén trước: Piston sẽ di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, đồng thời không khí và nhiên liệu sẽ được đưa vào buồng đốt. Bugi sẽ đốt hỗn hợp trong buồng đốt làm áp suất tăng và tạo công cơ học. Giai đoạn cuối khi piston đi xuống, ống dẫn khí sẽ mở ra để đẩy khí mới được nén ra bên ngoài.
- Kỳ sau nén và hút: Khi piston đi lên, lỗ thải khí và ống dẫn khí sẽ được đóng lại. Lúc này piston chuyển động đi lên, hỗn hợp bên trong xilanh tiếp tục được nén lại và đốt cháy.
Các loại động cơ 2 thì
Hiện tại có 2 loại động cơ 2 kỳ là động cơ xăng 2 kỳ và động cơ diesel 2 kỳ.
Động cơ dầu 2 thì
Hay còn gọi là động cơ diesel, loại động cơ này, không khí sẽ được nén trước khi đưa vào trong xilanh và đẩy khí thải ra bên ngoài. Nhiên liệu đã được nén trước đó có nhiệt độ nóng hơn nên sẽ tự bốc cháy. Hỗn hợp hoà khí này sẽ tự bốc cháy mà không cần đến chế hoà khí hay bugi.
Động cơ xăng 2 thì
Động cơ này sẽ sử dụng hỗn hợp xăng pha nhớt để làm chất bôi trơn và nhiên liệu. Vì cháy cùng nhiên liệu nên độ tinh của nhớt 2 thì phải cao hơn 4 thì. Do chỉ đốt cháy một phần nên động cơ 2 thì gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn các động cơ khác.
Tìm hiểu về động cơ 4 thì
Động cơ này sẽ tách biệt một chu trình sinh công thành 4 chu kì nhỏ là hút, nén, nổ và xả.
Cấu tạo của động cơ 4 thì
- Piston: Có nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng khi nhiên liệu được đốt cháy và giãn nở trong buồng đốt.
- Thanh truyền: Giúp chuyển dao động đến trục khuỷu từ Piston.
- Trục khuỷu: Giúp cho piston chuyển từ chuyển động tịnh tiến sang chuyển động tròn.
- Xupap nạp và xupap xả: 2 bộ phận này được sẽ tự động mở để hòa khí khi đi vào và mở cho khí thải đi ra.
- Bugi: Giúp đánh lửa đốt cháy hòa khí bên trong động cơ.
- Đối trọng: Làm giảm sự rung động sinh ra và được đặt trên trục khuỷu.
Nguyên lý hoạt động của động cơ 4 thì
Động cơ 4 thì hoạt động bề bỉ và có khả năng bảo vệ môi trường cao hơn 2 thì. Vì vậy mà loại động cơ này có nguyên lý hoạt động phức tạp hơn:
- Trong thì thứ nhất: Hỗn hợp nhiên liệu và không khí sẽ được nạp vào xilanh trong khi piston chuyển động đi xuống.
- Trong thì thứ hai: Piston sẽ nén hỗn hợp khí bên trong xilanh khi chuyển động đi lên. Tại cuối thì thứ hai, hỗn hợp khí được đốt bằng bộ đánh lửa đối với động cơ xăng hoặc nhiên liệu tự bốc cháy đối với động cơ diesel.
- Trong thì thứ ba: Khi hỗn hợp khí được đốt cháy, nhiệt độ tăng cao sẽ làm áp suất khí tăng, làm piston chuyển động đi xuống.
- Trong thì thứ tư: Piston chuyển động đi lên, đồng thời đẩy khí bên trong xilanh qua ống xả thải ra môi trường.
So sánh động cơ 2 thì và động cơ 4 thì
Về cấu tạo, động cơ 2 kỳ đơn giản hơn vì không có xupap, cò mò hay trục cam. Vì không có cơ cấu đóng mở xupap và các cơ cấu phụ thuộc nên nó hoạt động êm ái hơn.
Nhờ chu kỳ sinh công nhiều hơn, thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ hơn nên động cơ 2 kỳ có độ rung ít hơn.
So với động cơ 4 thì, động cơ 2 thì có hành trình Piston ngắn hơn nên nó phải chịu áp lực nhiều khiến tuổi thọ không cao bằng. Ngoài ra, do lực hút nhiên liệu phụ thuộc trực tiếp vào lực nén của pít-tông nên những loại máy cũ dùng động cơ 2 kỳ sẽ khó nổ hơn.
Đối với động cơ 2 thì, người dùng cần pha xăng với nhớt đúng liều lượng để việc bôi trơn đầu máy được tốt hơn. Vì nếu pha nhớt ít, việc bôi trơn và tản nhiệt sẽ kém đi, còn nếu phá quá nhiều việc đốt cháy không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy.
Bài viết dành cho bạn: Động cơ xăng Robin có đặc điểm gì nổi bật? Đánh giá chi tiết
Tuy động cơ 4 thì bền và chạy đầm hơn nhưng bạn cần chú ý đến chế độ dầu, vì nếu độ nhớt kém thì linh kiện sẽ bị mòn nhanh. Ngoài ra, do cấu tạo của động cơ khá phức tạp nên việc sửa chữa cũng khó khăn hơn.
Hiện nay, tuỳ vào mục đích sử dụng mà 2 loại động cơ này sẽ được ứng dụng vào các phương tiện cho mục đích khác nhau. Để tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường, động cơ 4 thì được sử dụng rộng rãi. Ngược lại, động cơ 2 thì sẽ được dùng cho các loại máy móc như máy cắt cỏ hay một số loại xe thi đấu chuyên nghiệp.